Các bước lập kế hoạch SEO website
logo

Một trong những lý do khiến việc tối ưu website dậm chân tại chỗ khi mà chính SEOer là người nắm rõ kỹ thuật nhưng lại không có một quy trình SEO cụ thể. Không chỉ những người mới bắt đầu mà ngay cả người làm SEO lâu năm cũng chưa chắc đã có một quy trình triển khai SEO hợp lý. Để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát cũng như hiểu rõ các bước triển khai SEO, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các bước triển khai SEO giúp tối ưu công cụ tìm kiếm hiệu quả.

Bước 1: Phân tích website

Bước 2: Nghiên cứu từ khóa và hình thành nội dung

Bước 3: Tìm từ khóa và phân nhóm từ khóa

Bước 4: Cấu trúc web

Bước 5: Phân tích đối thủ

Bước 6: Tính toán công việc, nhân sự và ngân sách

Bước 7: Cài đặt công cụ tracking

Bước 8: Tối ưu onsite

Bước 9 : Viết bài + Onpage + Link nội bộ

Bước 10: Testing A/B

Bước 11: Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Bước 12: Làm link + view + nội dung

Bước 13: Quản trị website

Bước 14: Đo lường hiệu quả

Bước 1: Phân tích website

Đối với những người mới bắt đầu làm SEO cũng như đã có kinh nghiệm lâu năm, việc đầu tiên cần làm chính là phân tích website (audit website). Phân tích một website không hề dễ dàng nhưng nó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các vấn đề của website.

Các yếu tố cần thiết khi phân tích một website bất kỳ:
+ Cấu trúc web hiện tại ⇒ đã phù hợp hay chưa?
+ Nội dung trên site ⇒ số lượng bài viết, mức độ tối ưu bài viết?
+ Các yếu tố onpage (hình ảnh, title, meta, thẻ H…) ⇒ đã được tối ưu tốt chưa?
+ Backlink ⇒ hệ thống link như thế nào?
+ Page speed ⇒ tốt hay chưa
+ Thứ hạng website hiện tại

Sau khi phân tích xong, bạn cần phải chỉ ra được lợi thế cũng như hạn chế của dự án.

Công cụ dùng để phân tích:
+ Công cụ Audit website:
- Xenu Link Sleuth
- Website Audit của SEO PowerSuite

+ Công cụ Check backlink:
- Ahrefs
- Open Site Explorer
- Majestic SEO
- SEO SpyGlass

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêmt về công cụ phân tích backlink tốt nhất trên thế giới với đầy đủ các tính năng và một cái nhìn tổng thể về hồ sơ liên kết của trang web.

1. Ahrefs

Tôi xếp hạng Ahrefs ở vị trí số 1 không phải bởi tôi yêu thích công cụ này nhất mà còn có hàng ngàn chuyên gia SEO trên thế giới cũng đặt niềm tin vào Ahrefs. Công cụ tuyệt vời này cung cấp cho bạn tất cả các tiện ích để bạn có thể theo dõi backlinks và từ khóa của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Ahrefs để phân tích đối thủ cạnh tranh của mình. Xem họ đã đang làm những gì… thật vi diệu phải không?

Nói về Ahrefs thì có rất nhiều thứ để thích, nhưng tôi thích nhất là chất lượng của dữ liệu… Với Ahrefs, bạn không bao giờ phải lo lắng về độ chính xác của thông tin, bạn luôn được cung cấp các dữ liệu backlink mới nhất.

Bạn có thể bắt đầu với một bản dùng thử 7 ngày miễn phí và ngay sau đó bạn sẽ có nhìn sâu sắc hơn về Ahrefs với những tính năng vượt trội.

Một truy vấn nhanh chóng sẽ cung cấp cho bạn với các cập nhật, dữ liệu chính xác có sự liên quan đến hồ sơ liên kết của bạn:

Ngoài tổng số lượng backlinks, bạn có thể kiểm tra từng backlink riêng lẻ để đảm bảo rằng bạn có thể kiểm tra kỹ từng chân tơ kẽ tóc.

Và như bạn đã thấy trong bài viết này có rất nhiều công cụ tuyệt vời nhưng tôi vẫn coi Ahrefs là ứng dụng tuyệt vời nhất. Và để trải nghiệm công cụ chất lượng này bạn phải bỏ ra không dưới 1500$ cho mỗi năm sử dụng.

2. Linkody

Ngay khi bạn truy cập trang chủ Linkody, Slogan của công cụ tuyệt vời này đã cho bạn thấy rõ sức mạnh của mình: “Never check backlinks manually again, Linkody automates the whole process.”

“Hãy ngừng quay tay, hãy để Linkody giúp bạn”

Có nhiều lý do khiến bạn nên sử dụng công cụ này, bao gồm:

+ Tự thông báo khi bạn có link mới hoặc mất liên kết.

+ Dễ dàng xác định và từ chối các liên kết spam.

+ Phân tích hệ thống link của đối thủ cạnh tranh.

 

Nếu bạn bị mất một liên kết, bạn cần biết về nó ngay lập tức để từ đó có thể bù lại link đã mất. Và, nếu bạn có được một liên kết mới, bạn sẽ hiểu được nguồn gốc và tác động tiềm năng trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm.

Một điều đáng chú ý nữa là bạn có thể thiết lập nhận thông báo qua email hàng ngày. Với Linkody, bạn sẽ nhận được một báo cáo hàng ngày, và có cái nhìn sâu sắc về tình trạng backlink của mình.

3. CognitiveSEO

CognitiveSEO cung cấp một loạt các công cụ tiếp thị internet, tất cả trong số đó có thể giúp thúc tăng traffic cho website của bạn. Tuy nhiên điểm hạn chế là CognitiveSEO chủ yếu sử dụng cho các website quốc tế.

Với chủ đề về Link nên tôi sẽ tập trung vào công cụ phân tích Backlink của CognitiveSEO. CognitiveSEO là một công cụ không quá phổ biến như những công cụ khác được liệt kê trong bài viết này nhưng thực sự đây là một công cụ khá chất.

Ví dụ, bạn có thể sử dụng hệ thống cảnh báo của cognitiveSEO để tạo các thông báo liên quan đến trang web của bạn hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn. Khi tính năng này được kích hoạt, thông tin được gửi trực tiếp đến hộp thư của bạn, giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

Ở một góc nhìn khác bạn có thể tìm hiểu về hệ thống link của mình. Ngoài ra bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm về ứng dụng kiểm tra backlink.

Công cụ này cung cấp một cách đơn giản để xem hồ sơ backlinks của bạn, bao gồm dữ liệu thời gian thực, thông tin lịch sử, xu hướng phát triển và nhiều hơn nữa.

Điều mà tôi thích nhất đó là cách thức thông tin được trình bày bạn có thể xem bức ảnh dưới đây:

Với thông tin trên bạn có thể kiểm tra thông tin:

+ Tốc độ xây dựng Backlink

+ Backlink NoFollow vs DoFollow

+ Dòng chảy backlink, bao gồm số lượng liên kết và domain có ảnh hưởng.

Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng cognitiveSEO, bạn có thể đăng ký dùng thử 14 ngày. Ngay sau đó bạn sẽ có những số liệu tuyệt vời về hồ sơ backlink của mình.

4. Kerboo

Tôi chắc chắn rằng tương tự như CognitiveSEO, Kerboo là công cụ không có nhiều người ở Việt Nam biết tới, bản chất các ứng dụng của Kerboo cung cấp danh sách các liên kết chất lượng nhất trong hồ sơ backlink của bạn.

Ngay khi Kerboo được kích hoạt, hệ thống sẽ tự động kiểm tra các liên kết hàng ngày. Nếu có lỗi trong quá trình thu thập trong 3 ngày liên tiếp, hệ thống sẽ tự thông báo cho bạn. Kerboo thực sự là một người bạn tri kỷ của mọi website trong việc theo dõi và loại bỏ các backlink xấu và đảm bảo các link đó sẽ không xuất hiện trong tương lai.

Có rất nhiều cách để sử dụng Kerboo, do đó bạn cần làm quen với các tính năng của dần dần. Khi đã quen với Kerboo bạn có thể quản lý hồ sơ liên kết của mình một cách dễ dàng.

5. LinkResearchTools

Tên của công cụ này nói lên tất cả, tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu thêm về các tính năng, để xác định xem nó có phù hợp cho trang web của bạn không?

Một trong những tính năng hàng đầu của công cụ này là sự tích hợp với dữ liệu từ 24 phần phụ trợ liên kết. Với tính năng này, bạn có thể yên tâm rằng bạn đang nhận được các backlink tốt nhất.

Với tính năng (most complete backlink profile view) hoàn thiện hồ sơ backlink, bạn có thể phân tích tất cả các liên kết, thông qua 97 số liệu độc đáo. Bạn có thể tùy chỉnh các bộ lọc và các số liệu để đáp ứng nhu cầu của các nghiên cứu của bạn. Bộ lọc bao gồm sức mạnh, độ uy tín, tác động, cùng với nhiều tiện ích khác…

Ngoài ra với LinkResearchTools bạn có thể:

+ Gỡ bỏ hình phạt của Google Penalty

+ Kiểm soát Inbound Links

+ Cải thiện lượng links hiện có

+ Cơ hội tìm kiếm các backlink liên quan mới

+ Định hướng xây dựng link mới

LinkResearchTools là một trong những công cụ khá toàn diện, công cụ này có thể cho bạn mọi thứ bạn cần.

6. Majestic SEO

Là một thương hiệu lâu đời trong thị trường Online Marketing, Majestic SEO có rất nhiều tiện ích để cung cấp cho SEOer

Bắt đầu đơn giản bằng cách nhập URL của bạn vào ô tìm kiếm. Từ đó, công cụ này sẽ làm tất cả mọi công việc cho bạn. Dưới đây là một ví dụ về các kết quả về backlink cho trang web

Ngoài việc tập trung vào tổng số lượng backlink bạn đừng bỏ qua các chi tiết quan trọng khác như:

+ Số lượng tên miền trỏ về

+ Số lượng ip

+ Số lượng các tên miền phụ

Tất cả các dữ liệu này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống backlink của bạn.

Thêm một chi tiết được liệt kê nữa, đó là biểu đồ lịch sử backlink, nó cực kì hữu ích. Lịch sử backlink chỉ ra cho bạn hiểu rõ hơn, bạn đang đạt được kết quả tốt, hay đang cần phải củng cố thêm lượng backlink trong quá trình nỗ lực xây dựng liên kết của bạn.

Một chi tiết mà công cụ này cung cấp nữa đó là thống kê về Anchor text, việc xây dựng backlink sẽ gặp khó khăn rất lớn nếu thiếu thống kê về anchor text

Có 9 công cụ đỉnh cao trong danh sách này, dù tôi xếp ở vị trí số 6 nhưng Majestic vẫn luôn là một trong những công cụ tốt nhất nhờ vào chiều sâu và độ chất lượng của thông tin. Bạn có thể sử dụng bản PRO hoặc chỉ cần sử dụng bản Free là đã có thể tham khảo được khá nhiều số liệu về hệ thống link của mình.

7. Mornitor Backlinks

Slogan của công cụ này là “ Cách đơn giản nhất để kiểm tra các liên kết xấu của bạn và liên kết tốt của đối thủ cạnh tranh của bạn.”

Không có gì quan trọng hơn là kiểm tra hệ thống backlink của bạn, nhưng bạn cũng có thể sử dụng công cụ này để tìm hiểu thêm về những đối thủ cạnh tranh của bạn, họ đang ở đâu, và họ đang làm gì.

Một trong những tính năng thú vị nhất của Monitor Backlink là khả năng kết nối với tài khoản Google Analytics của bạn. Điều này cực kì thuận tiện cho bạn bởi vì bạn sẽ nhận được email khi bạn được mất hoặc đạt được một backlink, cả hai thông tin quan trọng đối với hệ thống backlink của bạn.

Một mẹo nhỏ: bạn cũng có thiết lập cảnh báo cho các đối thủ cạnh tranh của bạn, cho bạn cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về đối thủ đang làm gì với hệ thống liên kết của họ.

Ngoài ra, Monitor Backlinks tập hợp một loạt các số liệu SEO ở một nơi. Bao gồm:

+ Kiểm tra tình trạng backlink

+ Đếm số lượng external link

+ Độ phủ của traffic mỗi backlink

+ MozRank

+ Page Authority

+ Domain Authority

Nói một cách khác, nếu có bất kì điều gì cần làm với hệ thống liên kết của bạn, bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách truy cập bảng điều khiển Monitor Backlink.

Monitor ưu tiên và lưu ý trong 3 trường hợp như sau:

+ Khi một blogger đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

+ Khi bạn có được một backlink có giá trị

+ Khi đối thủ cạnh tranh của bạn đang tiến nhanh trong nỗ lực xây dựng liên kết của họ

Tên của công cụ này đã nói lên tất cả. Nếu bạn muốn theo dõi backlink của bạn và thường xuyên kiểm tra hệ thống backlink của mình, bạn phải dành thời gian học tập và nghiên cứu thật kỹ các công cụ của Monitor Backlink.

8. SEO Power Suite

Cái tên nói lên tất cả, một trong những bộ công cụ huyền thoại của thế giới SEO. SEO Power Suite thật sự bá đạo, tôi không có lời nào để có thể diễn tả hết sức mạnh của công cụ này.

Bạn cứ tưởng tượng có tới hơn 500.000 người sử dụng thì công cụ này nổi tiếng và tuyệt vời đến mức độ nào?.
Thông qua công cụ SEO PowerSuite SEO SpyGlass bạn có thể bỏ lại sau các nỗi lo về liên kết. Với công cụ này bạn có thể có những thông tin sau đây:

+ Danh sách tất cả các backlink trỏ đến trang web của bạn hoặc trang web của đối thủ cạnh tranh.

+ Số lượng backlink bị phạt penalty

+ Các yếu tố chất lượng liên kết

+ Báo cáo Backlink

Nếu như bạn đã từng theo học một khóa đào tạo SEO của tôi, chắc chắn bạn biết tôi quan tâm tới dữ liệu như thế nào. Và việc chuẩn hóa các dữ liệu cũng như theo dõi các báo cáo được tạo ra bởi SEO PowerSuite luôn là một trong những điều tôi yêu thích nhất khi làm SEO, dạy SEO.

Các Agencies lớn thường tạo ra các báo cáo để chia sẻ SEO và kết quả xây dựng liên kết với khách hàng, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng tiện ích báo cáo của công cụ này để sử dụng cho việc kinh doanh riêng của bạn. Với mỗi báo cáo, bạn sẽ được truy cập vào thông tin cấp cao, từ số liên kết đến tình trạng backlink và nhiều hơn nữa. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra và biết được liên kết nào chất lượng và liên kết nào có ảnh hưởng nhất trên bảng xếp hạng website của bạn.

Các ứng dụng của SEO PowerSuite có giá khá chát, nên tôi khuyến khích bạn dành thời gian nghiên cứu và sử dụng bản miễn phí của SEO SpyGlass để trải nghiệm. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng nó cung cấp cho bạn tât cả những dữ liệu bạn cần để bạn có cái nhìn tổng thể tốt hơn trong quá trình xây dựng liên kết của bạn.

9. Open Site Explorer

Sẽ thật thiếu công bằng nếu không đưa Open Site Explorer vào danh sách, đây từng là công cụ yêu thích một thời gian dài của tôi cũng như nhiều chuyên gia khác. Hôm nay khi biên tập bài viết này tôi chợt nhớ về những ngày đầu tiên khi làm SEO và làm quen với công cụ tuyệt vời này. Đối với tôi Open Site Explorer không bao giờ thấp hơn mong đợi của bạn.

Có 3 cách đơn giản để sử dụng công cụ này:

+ Nghiên cứu các backlink

+ Khám phá những liên kết mà bạn tổ chức trong website

+ Xác định những cơ hội xây dựng liên kết tốt nhất, chất lượng nhất

Một trong những điều mà tôi thích nhất ở công cụ Open Site explorer là tốc độ. Không gì có thể thay đổi về chất lượng hay độ sâu của dữ liệu, nhưng mọi thứ cần làm đó chính là tính thuận tiện. Khi bạn chạy một tìm kiếm bạn có thể mong đợi nhận được kết quả trong vài giây.

Đây là một cái nhìn tổng quan tốt nhất của hệ thống liên kết của bạn, nhưng Open Site Explorer còn đi xa hơn thế. Thông qua các báo cáo, bạn sẽ thấy một danh sách hiển thị mỗi liên kết. Ngoài ra bạn có thể xem các thông tin như:

+ Neo văn bản

+ Điểm Spam

+ PA

+ DA

Nếu tốc độ, độ chính xác và chất lượng là quan trọng với bạn, thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thất vọng khi bạn sử dụng Open Site explorer.

Bước 2: Nghiên cứu từ khóa và hình thành nội dung

Bạn có nghĩ rằng sử dụng các công cụ như Keyword Planner, Keyword Tool,… để lấy về một loạt những từ khóa liên quan là đồng nghĩa với việc bạn đã nghiên cứu từ khóa xong hay chưa?

Chắc hẳn, rất nhiều Seoer đã và đang nghĩ rằng điều đó là đúng, chỉ cần tải bộ từ khóa về và phân nhóm lại là được. Vậy bạn đã bao giờ hỏi rằng:

+ Số liệu về từ khóa đó trong khoảng thời gian nào, ở thời điểm hiện tại có chính xác không?

+ Có phải sự quan tâm thực sự của người dùng không?

+ Có phản ánh đúng tâm lý, hành vi khách hàng không?

+ Người dùng search từ khóa đó liệu có chuyển đổi cao không?

+ Đối tượng nội dung trên trang của bạn là ai?

Nghiên cứu từ khóa là việc tìm ra những nội dung hướng đến hành vi, tâm lý khách hàng khi mua hàng, tìm ra các nhóm đối tượng khách hàng để cung cấp đầy đủ nội dung đến đúng đối tượng. Công việc mà bạn download một bộ keyword từ các công cụ chỉ là tìm từ khóa chứ không phải nghiên cứu từ khóa. Để hiểu rõ hơn về khái niệm và giá trị của nghiên cứu từ khóa thì tôi sẽ giải thích cho bạn hiệu như sau:

Nghiên cứu từ khóa sẽ giúp nội dung trang web của bạn thỏa mãn chính xác nhu cầu khách hàng tiềm năng của bạn. Nó đồng thời giúp bạn xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO để website của bạn có thứ hạng cao với nhiều từ khóa một lúc.

Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng danh sách từ khóa là để:

Đảm bảo những người ghé thăm website của bạn sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn

1. Sau khi có danh sách từ khóa, bạn sẽ làm gì tiếp theo?

Những bài tiếp theo sẽ hướng dẫn cách bạn tìm từ khóa. Ở đây chúng tôi sẽ tóm tắt những lợi ích mà danh sách từ khóa mang lại:

+ Tạo ra ý tưởng để viết bài

+ Định hình chiến thuật xây dựng liên kết

+ Định hình cấu trúc website

+ Chèn từ khóa vào những vị trí phù hợp để tối ưu trang web

a. Tạo ra ý tưởng viết bài
Một khi bạn đã xác định được từ khóa mà khách hàng mục tiêu của bạn thường tìm kiếm, bạn có thể viết bài xoay quanh những từ khóa này. Có 2 loại từ khóa phổ biến: Từ khóa cung cấp thông tin và từ khóa thể hiện ý muốn mua hàng. Bạn cần viết bài xoay quanh những từ khóa này.

b. Định hình chiến thuật xây dựng liên kết
Liên kết đến website của bạn sẽ chứa anchor text (văn bản neo) chính là phần chữ mà bạn sẽ click vào. Với các máy tìm kiếm, văn bản nào cũng là một yếu tố để đánh giá thứ hạng và sẽ sử dụng chúng để xác định nội dung trang web đích (trang web được link tới). Nói chung, bạn muốn một phần đáng kể (nhưng không phải tất cả) các văn bản neo này chứa từ khóa. Việc này sẽ giúp nâng cao thứ hạng website với những từ khóa này.

c. Định hình cấu trúc website
Sau khi nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ biết mình cần những thư mục nào, trong thư mục đó có cần thư mục con không. Nếu có là những thư mục con nào.

Ví dụ, nếu bạn bán quần áo, trên website của bạn có các thư mục quần áo trẻ em, quần áo người lớn, quần áo xuân hè, thu đông… Một ngày sau khi nghiên cứu từ khóa, bạn thấy rất nhiều người tìm kiếm “đồng phục văn phòng” và bạn quyết định bổ sung thêm một thư mục con là “đồng phục văn phòng” vào trong thư mục “quần áo người lớn” của bạn.

d. Chèn từ khóa vào những vị trí phù hợp để tối ưu trang web
Khi một người thực hiện tìm kiếm, Google thông thường sẽ dựa vào những thành phần HTML để xác định chủ đề website. Nếu không tối ưu các thành phần HTML (tiêu đề, bài viết, nội dung, thẻ heading…) bạn sẽ không thể có thứ hạng tốt.

Dưới đây là hình vẽ miêu tả một nội dung chuẩn SEO:

Và đây là kết quả trên bảng kết quả tìm kiếm:

2. Mục đích của người dùng

Mục đích cuối cùng của bạn khi lập web là thu hút người ghé thăm và những người đó sẽ trở thành khách hàng của bạn. Nếu bạn tìm ra những từ khóa đúng, bạn sẽ thu hút được những người có nhu cầu mua hàng thật sự, từ đó sẽ cải thiện ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí của bạn).

Google này càng thông minh hơn trong việc tìm ra mục đích thật sự của người tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm với từ “du lịch”, bạn đang tìm kiếm về dịch vụ “du lịch” hay một loại thuốc lá cũng có tên là “du lịch”. Thông qua việc học hỏi từ hành vi người dùng, Google xác định rằng phần lớn người dùng muốn tìm kiếm thông tin về dịch vụ “du lịch”. Vì vậy các thông tin về dịch vụ này chiếm phần lớn vị trí trong bảng kết quả tìm kiếm.

Tóm lại, khi xây dựng danh sách từ khóa, bạn sẽ muốn nhắm đến những từ sẽ mang lại cho bạn nhiều khách hàng nhất, chứ không chỉ là người tìm kiếm thông tin đơn thuần.

Trong quá trình nghiên cứu từ khóa, bạn cần trả lời được những câu hỏi dưới đây:

+ Xác định đối tượng người dùng:

- Sản phẩm, dịch vụ là gì?

- Khách hàng tiềm năng là những ai?

- Có những nhóm khách hàng nào?

- Sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ là gì?

+ Xác định nội dung:

- Sự quan tâm về sản phẩm, dịch vụ đối với từng nhóm người dùng?

- Những suy nghĩ, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó?

- Khi quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì người dùng sẽ tìm kiếm những gì?

Sau bước nghiên cứu từ khóa, có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng của mình là ai, nội dung cần viết những gì, điều hướng người dùng khi vào website như thế nào rồi đúng không.

Bước 3: Tìm từ khóa và phân nhóm từ khóa

Sau bước 2, chúng ta tiếp tục nghiên cứu và tìm thêm từ khóa thông qua 10 bước dưới đây:

10 bước nghiên cứu từ khóa

B1: Tự sướng (nghĩa là tự viết những từ chúng ta nghĩ)

B2: Gọi điện cho người thân, khán giả

B3: Nghiên cứu qua Google Search Box

B4: Xác định site đối thủ: sử dụng câu lênh

B5: Tìm kiếm nhóm key đối thủ SEO dựa vào Title, sử dụng câu lệnh: site:domain.com “keyword”

B6: Nghiên cứu thẻ Meta Keywords của đối thủ qua công cụ SeoQuake

B7: Sử dụng công cụ để tìm thêm từ khóa:

https://keywordtool.io/

https://www.alexa.com/

https://neilpatel.com/ubersuggest/

https://kwfinder.com/

https://answerthepublic.com/

https://ads.google.com/home/tools/keyword-planner/

B9: Sử dụng nhóm key từ Google Adword

B10: Tổng hợp và phân loại từ khoá trên file excel: Việc sắp xếp các từ khóa có thuộc tính giống nhau vào cùng một nhóm sẽ giúp bạn tối ưu cho bài viết dễ dàng hơn, và bạn cũng biết sẽ phải tối ưu từ khóa này cho đường dẫn nào.

Cách phân nhóm từ khóa

+ Nhóm từ khóa chính: là những từ khóa ngắn, có độ cạnh tranh cao, tỷ lệ chuyển đổi thấp, lượng tìm kiếm cao

+ Nhóm từ khóa phụ (từ khóa hỏi đáp, từ khóa tin tức): có thể là những từ khóa ngăn, từ khóa dài, nhóm này thường mang lại traffic lớn cho website.

+ Nhóm từ khóa chuyển đổi: đây chính là nhóm từ khóa được hình thành từ nội dung tìm được khi nghiên cứu từ khóa, đa số đều là những từ khóa dài có tỷ lệ chuyển đổi cao, sát với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng nhất.

Ngoài ra còn có 7 loại keywords cần quan tâm khi nghiên cứu từ khóa mà ít người biết đến, đây là những nhóm từ khóa cho bạn nhiều ý tưởng độc đáo mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến trước đây.

1. Từ khoá Vấn đề

Những loại từ khóa tìm kiếm này xuất phát từ chính nhu cầu của khách hàng. Họ đang gặp một vấn đề, họ cần được giúp đỡ, và sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề này.

Ví dụ, họ có thể search “mất ngủ” hoặc “khó ngủ” khi họ cần tìm kiếm các biện pháp để giúp họ hết ngáy.

2. Từ khóa Giải pháp

Đối lập với từ khóa vấn đề ở trên, đó là loại từ khóa về Giải pháp. Loại từ khóa này mô tả các giải pháp giúp họ giải quyết các khó khăn trên. Chúng thường cụ thể hơn, và người dùng search chúng cũng đã có một chút thông tin về vấn đề họ đang gặp phải.

Tiếp ví dụ trên, từ khóa Giải pháp mà người dùng tìm kiếm lúc này có thể là “thuốc ngủ thảo dược” hoặc “bài tập yoga chống mất ngủ”.

3. Từ khóa mô tả sản phẩm

Đúng như tên gọi của nó, những từ khóa này là những từ ngắn nhất, thông dụng nhất để mô tả sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Ví dụ, bạn đang bán USB, bạn có thể sẽ có rất nhiều các từ khóa để SEO vì USB thường có rất nhiều tên được dùng như:

+ USB

+ Thumb drive

+ Flash drive

+ Thumb drive

+ Pen drive
…..

Trong đó, tên gọi đúng nhất là Flash drive, tuy nhiên, tên gọi thông dụng nhất lại là USB.

4. Từ khóa Thuộc tính sản phẩm

Loại từ khóa này môt tả rõ hơn thuộc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ như: màu sắc, kích cỡ, hình dạng và tính năng khác.

Trong ví dụ trên, từ khóa thuộc tính có thể là USB 2gb.

5. Từ khóa Thương hiệu sản phẩm

Người dùng thường tìm kiếm trực tiếp loại từ khóa này khi họ đã biết một chút về thương hiệu sản phẩm của bạn.

Tiếp từ khóa ví dụ trên, từ khóa thương hiệu sản phẩm lúc này sẽ có dạng “USB Kington 2gb”.

6. Từ khóa công dụng sản phẩm

Đôi khi, khách hàng nảy ra một ý tưởng nào đó khiến nhu cầu sử dụng hàng của họ được hình thành. Khi đó, họ sẽ tìm kiếm một sản phẩm nào đó đáp ứng được nhu cầu này của họ.

Ví dụ, như “USB bút chì”. Đây là loại sản phẩm khá đặc thù, đáp ứng được một loại nhu cầu khá đặc biệt từ người dùng.

7. Từ khóa về đối tượng khách hàng

Đây là một nhóm từ khóa có lưu lượng tìm kiếm hàng tháng khá lớn. Họ muốn mua sản phẩm nào đó phù hợp với bản thân họ. Từ khóa này có thể mô tả về: giới tính, độ tuổi, nhóm tuổi, công việc, sở thích,…

Với một chút tư duy và sáng tạo, bạn có thể nhanh chóng tạo ra một list dài các từ khóa khác nhau về chủ đề từ khóa này.

Trên đây là một số các loại từ khóa mà bạn có thể sử dụng cho việc nghiên cứu từ khóa của mình.

Kết hợp bước 2 và bước 3, bạn sẽ thấy rõ hơn về cách nghiên cứu từ khóa: xác định insight khách hàng ⇒ nhắm đến phân khúc khách hàng ⇒ phân nhóm từ khóa ⇒ cấu trúc website.

Bước 4: Cấu trúc web

Từ bảng từ khóa đã hoàn thành sau bước 3, chúng ta sẽ xây dựng cấu trúc web dựa trên bảng đó. Bạn cần xác định được các nhóm từ khóa sẽ được SEO ở đâu tương ứng với Landing Page đó:

+ Từ khoá trang chủ

+ Từ khoá chuyên mục

+ Từ khoá bài viết chi tiết (Sản phẩm, Dịch vụ, Tin tức)

Công việc này khá dễ dàng, tuy nhiên cấu trúc bạn vừa xây dựng đã phù hợp chưa, có đem lại kết quả hiển thị tốt trên trang kết quả tìm kiếm không? Hãy tham khảo 6 bước xây dựng cấu trúc website giúp nâng cao thứ hạng SEO nhé.

Bây giờ, chúng tôi sẽ nói cho các bạn biết làm thế nào để tạo được một cấu trúc website tốt.

1. Xây dựng cấu trúc website trước khi bạn xây dựng website của mình

Nếu website của bạn đang trong quá trình xây dựng, lúc này rất phù hợp để lập kế hoạch xây dựng một cấu trúc website để SEO hiệu quả nhất. Bạn có thể xây dựng cấu trúc website trên bảng, trang tính (Excel, Google Drive Sheets), các trình xử lý văn bản hay Visio hay OmniGraffle.

Việc xây dựng cấu trúc website chẳng qua là một cách thức sắp xếp lại thông tin của bạn đơn giản và phù hợp hơn. Cấu trúc website cũng sẽ trở thành điều hướng và cấu trúc đường dẫn URL của bạn.

Nói chung thì một cấu trúc website sẽ có dạng như sau:

Có một vài ý của cấu trúc website bạn cần ghi nhớ.

Đảm bảo cấu trúc website của bạn phù hợp. Đừng có nghĩ quá nhiều hay phức tạp hóa quá trình này. Bạn cần sự đơn giản, cho chính bạn và thuận tiện cho các crawler và người dùng. Mỗi danh mục chính cần đặc thù và khác biệt. Mỗi danh mục con cần liên quan đến danh mục chính chứa danh mục con đó.

Đảm bảo số lượng danh mục chính từ 2 đến 7. Trừ khi bạn là trang Amazon.com, bạn không cần phải có quá nhiều danh mục chính. Chỉ cần vài danh mục chính là được. Nếu bạn có nhiều hơn 7 danh mục chính. Bạn cần phải nghĩ lại cách tổ chức và rút gọn lại các danh mục đó.

Cố gắng cân bằng số lượng danh mục con trong từng danh mục chính. Về cơ bản, cố gắng đảm bảo số lượng khoảng 7 danh mục. Nếu một danh mục chính có 14 danh mục con, còn một danh mục chính khác chỉ có 3 danh mục con thì cách sắp xếp này không hợp lý.

2. Tạo một cấu trúc URL tuân theo cấu trúc điều hướng website của bạn

Thành phần chính thứ hai trong việc xây dựng một cấu trúc website tốt là cấu trúc URL. Cấu trúc URL của bạn cần phải tuân theo cấu trúc điều hướng trên website của bạn.

Giả sử, chúng ta có cấu trúc các mục trong website của bạn như sau:

Cấu trúc URL cho vị trí của khu phố Tàu có dạng như sau:

kimsrestaurant.com/locations/chinatown

Cấu trúc URL của bạn sẽ được tổ chức theo cấu trúc các mục trên website của bạn. Nghĩa là URL của bạn sẽ chứa các từ có thực (không phải ký tự đặc biệt) và phạm vi từ khóa phù hợp.

3. Tạo điều hướng website của bạn trên HTML hay CSS.

Khi bạn tạo điều hướng hãy đảm bảo sử dụng code đơn giản. HTML và CSS là hai phương án tạo điều hướng tốt nhất cho bạn. Code bằng JavaScript, Flash và Ajax sẽ hạn chế khả năng của crawler bao gồm điều hướng và cấu trúc các mục trên website của bạn.

4. Sử dụng một cấu trúc điều hướng có chiều sâu thấp

Cấu trúc điều hướng của bạn rõ ràng sẽ tuân theo cấu trúc các mục trên website của bạn. Đảm bảo các trang quan trọng, không bị nằm quá sâu trên website. Các trang nông hoạt động tốt hơn, cả về mặt người dùng và crawler, như được lưu ý trong bài viết trên Search Engine Journal:

Một website nông (tức là, chỉ cần tối đa ba lần nhấp chuột là đến được từng trang) được ưa chuộng hơn nhiều so với một website sâu (cần phải nhấp chuột rất nhiều lần để xem từng trang trên website của bạn).

5. Tạo tiêu đề liệt kê các trang điều hướng chính của bạn

Tiêu đề trên cùng của bạn cần liệt kê các trang chính của bạn. Website Neilpatel.com sử dụng một tiêu đề điều hướng rất đơn giản với ba danh mục con. Tiêu đề này cung cấp đầy đủ mọi thứ mà khách hàng cần.

Thêm các menu khác ngoài các danh mục chính của bạn có thể gây mất tập trung và không cần thiết. Nếu bạn thiết kế một website song song, hãy đảm bảo cung cấp tiêu đề menu hiển thị thống nhất trên từng cuộn chuột.

Mặc dù menu đổ xuống sử dụng hiệu ứng CSS hay các menu kiểu ẩn đi có thể mang lại trải nghiệm người dùng độc đáo hay hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, chúng lại không giúp tăng cường hiệu quả SEO. Chúng tôi khuyên bạn không nên dùng các kiểu menu này. Và cũng không sử dụng một cấu trúc điều hướng dựa trên hình ảnh. Liên kết dạng chữ kèm theo các anchor text phù hợp sẽ mang lại hiệu quả SEO tốt nhất.

6. Xây dựng một cấu trúc internal link toàn diện

Internal link giúp thêm da thêm thịt cho phần xương là cấu trúc điều hướng trên website phù hợp. Bài viết của Love Top One về internal link chỉ ra 3 lý do tại sao internalink lại quan trọng:

+ Chúng cho phép người dùng điều hướng một website.

+ Chúng giúp thiết lập cấu trúc điều hướng cho website cụ thể.

+ Chúng giúp phân phối link juice trên các website.

Mỗi yếu tố này đều liên quan trực tiếp đến việc tạo nên cấu trúc chặt chẽ và tích hợp đầy đủ của website.

Về cơ bản mỗi trang trên website của bạn phải có liên kết đến và liên kết trỏ sang một trang khác trên website. Bạn cần phải điều hướng internal link tới các trang danh mục chính và danh mục con. Tuy nhiên, cũng nên điều hướng internal link tới các bài viết liên quan hoặc cùng cấp.

Internal link giúp công cụ tìm kiếm biết trang nào quan trọng và cách để truy cập đến những trang đó. Bạn càng có nhiều internal link trên toàn bộ các trang thì càng tốt.

Bước 5: Phân tích đối thủ

Việc nghiên cứu đối thủ là công việc vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến chiến lược SEO cũng như các công việc đẩy TOP cho website. Nếu xác định không đúng đối thủ, bạn sẽ xác định sai chiến thuật chiến lược của dự án.

Các bước tìm đối thủ

+ Search các từ khóa chính, từ khóa chính liên quan mà bạn muốn SEO

+ Xác định thứ hạng mà bạn muốn chiếm TOP

+ Liệt kê 3-5 đối thủ cạnh tranh hiện tại

Các bước phân tích đối thủ

+ Phân tích onpage

- Landing Page: đối thủ đứng TOP bằng đường dẫn nào? Xác định từ khóa đối thủ SEO ở đâu?

- Age: Đánh giá chất lượng website về tuổi đời domain

- Thứ hạng từ khóa

- Cấu trúc web: phân tích xem đối thủ xây dựng website và điều hướng link như thế nào?

- Tối ưu: mức độ tối ưu trên trang về thẻ H, meta, alt, title,… Sử dụng addon Web Developer để kiểm tra.

- Trải nghiệm người dùng trên site đã tốt chưa

+ Phân tích nội dung

- Index: sử dụng câu lệnh “site:domian từ khóa” để kiểm tra xem website có bao nhiên index liên quan đến từ khóa chính. Tuy nhiên bạn cần kiếm tra kỹ vì đôi khi lượng index sẽ nhiều hơn so với số lượng bài viết liên quan thực tế.

- Tần suất đăng bài: Sử dụng câu lệnh “site:domian từ khóa” sau đó click CÔNG CỤ ⇒ MỌI LÚC và chọn các mốc thời gian tương ứng.

- Unique Content: copy các đoạn ngẫu nhiên trong bài để kiểm tra mức độ unique content. Xem nội dung của đối thủ là tự viết, hay trộn nội dung hay copy nội dung.

- Bố cục bài viết, đánh giá mức độ nội dung thu hút của người dùng

- Internal link: có kích thích người đọc click vào không ?

+ Phân tích offpage

- Số lượng backlink hiện tại

- Link trỏ đến đâu?

- Hệ thống site vệ tinh (nếu có)

- Link mua hay link tự làm?

- Link đến từ website vệ tinh hay diễn đàn?

- Link còn sống và chết là bao nhiêu?

- Link có chất lượng không?

- Tình hình hoạt động mạng xã hội

- Traffic hiện tại là bao nhiêu?

- Lọc domain mà đối thủ đặt link, xem có bao nhiêu domain chất thì giữ lại tạo thành kênh làm cho website của mình

- Rút ra được số lượng link thực tế của đối thủ à có cần làm thêm link hay không, cần làm thêm bao nhiêu.

Công cụ để nghiên cứu đối thủ

+ Công cụ phân tích traffic:

- SimilarWeb: https://www.similarweb.com/ : Đối với công cụ Similar Web bạn sẽ lấy lấy 70% số liệu thu được để ra số liệu traffic thực tế.

- Alexa: https://www.alexa.com/

+ Công cụ phân tích backlink đã đươc nêu ở bước 1 rồi nhé.

Bước 6: Tính toán công việc, nhân sự và ngân sách

Sau khi hoàn thành bước 5, bạn đã có hết được khối lượng công việc cần làm (tối ưu những gì, viết bao nhiêu bài, làm bao nhiêu link, hoạt động mạng xã hội). Từ đó hãy chia ra công việc theo ngày, tháng, năm, tính toán nhân sự cần cho dự án. Còn đối với ngân sách, bạn cần dựa vào chi phí đầu tư của chủ dự án là bao nhiêu để phân chia cho phù hợp.

Phân chia kế hoạch dự án

Nội dung

+ Nên viết cái gì trước, cái gì sau? (Sale pages, Page information, Bài viết chuyển hướng)

+ Trong sale page thì chọn key nào làm trước, làm sau?

+ Phân chia theo thứ tự từ key khó đến key dễ (hoặc ngược lại) để có kế hoạch cụ thể cho mỗi dạng key.

+ Cấu trúc nội dụng cụ thể cho mỗi bài viết

Tùy thuộc vào mỗi website sẽ có những kế hoạch nội dung khác nhau.

Ví dụ: website báo chí: nên chia làm 2 loại key để làm:

+ Key cố định: tên ca sĩ, diễn viên,…

+ Key theo trend

Backlink

Khi nghiên cứu đối thủ bạn cần tính toán được phải làm bao nhiêu link, ở đâu, loại link,… Việc làm link cũng nên đi kèm với hệ thống nội dung ở trên:

+ Chủ đề viết là gì?

+ Số bài viết mỗi ngày và nội dung là gì, hỗ trợ cho bài nào trên site?

+ Tỷ lệ các loại link anchortext, full url, link không tạo link là bao nhiêu?

+ Bài nào quảng bá trên diễn đàn nào?

+ Nguồn backlink cho các đường dẫn SEO

+ Mô hình xây dựng backlink

Traffic

Tính toán lượng traffic cần đạt được và bạn phải phân bổ sao cho hợp lý, tránh tăng lượng traffic đột biến.

+ Nguồn traffic: social, diễn đàn, direct,…

+ Tăng nội dung, tăng traffic, có backlink, số lượng là bao nhiêu? Nếu chỉ tăng traffic mà nội dung trên site nghèo nàn, ít sẽ ảnh hưởng xấu đến website.

+ Link cho bài viết mới, bài viết cũ là bao nhiêu đồng thời view cho những bài đó là bao nhiêu?

+ Tính toán sự tăng trưởng traffic cho tuần 1, 2, 3, 4…

Ngân sách

Dựa vào deadline của dự án và số lượng chi phí tối đa bỏ ra để tối ưu lại các vấn đề:

+ Cần bao nhiêu người cho dự án

+ Chi phí mua tool (nếu cần)

+ Chi phí cho từng nhân sự

+ Chi phí quảng cáo (nếu cần)

+ Chi phí mua link (nếu mua link)

+ Ngân sách cho dự án là bao nhiêu?

Bước 7: Cài đặt công cụ tracking

Công cụ của Google

+ Google Search Console

+ Google Analytics

+ Google Webmaster Tools

Công cụ theo dõi hành vi người dùng trên website

+ Công cụ Hotjar: https://www.hotjar.com/

+ Công cụ Heap Analytics: https://heapanalytics.com/

+ Công cụ CrazyEgg: https://www.crazyegg.com/

Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa

+ Helu Ranking: http://ranking.helu.vn/

+ Phần mềm NinjRank: http://www.phanmemninjarank.com/

+ Rank Tracker của Seo Power Suite

Công cụ theo dõi trending

+ Google trend: https://trends.google.com/trends/?geo=VN

+ MozCast

Công cụ loại bỏ backlink xấu

+ Link Detox

+ Disavow Link Tool: https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main?pli=1/

Công cụ tăng view

+ Mozview: http://mozview.vn/

Công cụ bảo vệ bản quyền bài viết

+ DMCA: http://www.dmca.com/badges.aspx?ref=badge-carousel/

Đây là công cụ rất cần thiết để bảo vệ nội dung (tự viết) trên website của bạn.

Bước 8: Tối ưu onsite

Sau khi đã phân tích web của mình và của đối thủ, bạn sẽ biết được nhược điểm và cần làm gì đối với website rồi đúng không? Từ đó bạn cần tối ưu cho website dựa vào chính những nhược điểm của mình. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi tối ưu onsite:

Tốc độ trang web

+ Công cụ kiểm tra tốc độ Pingdom để kiểm tra thời gian tải trang hiện tại: https://tools.pingdom.com/

+ Công cụ giúp tối ưu tốc độ tải trang như Google Pagespeed: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/

Tối ưu hóa Crawlability

Kiểm tra xem website có gặp vấn đề về thu thập dữ liệu không và gặp vấn đề nào thì tối ưu lại vấn đề đó:

+ Broken Link

+ Poor Internal Link

+ Complex URL

+ Dynamic Page

+ Code Bloat

+ Error in Robots.txt

+ Orphan Page

+ Moving Your Site (301)

+ No Sitemap

+ Fancy Technology

+ 404 Page

Bước 9 : Viết bài + Onpage + Link nội bộ

Ở bước này, bạn vừa viết bài vừa tối ưu onpage cho bài viết đó luôn và khi đăng bài bạn sẽ làm link nội bộ điều hướng người dùng khi vào web. Chúng ta sẽ đi vào từng phần:

Viết bài

Trước đây, hầu hết mọi người đều chạy theo những bài viết chuẩn SEO để tối ưu cho Google Bot. Nhưng hiện nay, khi nội dung không cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng cũng sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Nội dung bài viết cần có đủ các yếu tố sau:

+ Relevant – sự liên quan

+ Useful – sự hữu ích

+ Slightly – nội dung phân mảnh

+ Fresh – độ tươi mới

+ Unique – độc đáo

Bạn có thể sử dụng Google Alert để theo dõi nội dung mới

Cách sáng tạo nội dung:

+ Xác định mục tiêu

+ Xác định vấn đề

+ Giải pháp của vấn đề là gì?

+ Xây dựng chiến lược nội dung liên quan, chia sẻ

+ Phân chia mảng nội dung cần làm

+ Xây dựng loạt bài viết đi kèm, sử dụng công thức 5W-1H

+ Tạo nội dung hỗ trợ (video, nhạc,..)

+ Hoàn thiện nội dung, đọc lại nội dung

Tối ưu onpage

+ URL: không nên để url quá dài, nên để độ dài url ít hơn 70 ký tự.

+ Title: độ dài tiêu đề: max 60 ký tự, từ khóa xuất hiện trong title và xuất hiện ngay mở đầu, nếu có thể nên chứa cả các từ khóa chính liên quan.

+ Thẻ Heading: trong bài viết, tên bài viết là H1. Trong chuyên mục, tên chuyên mục là H1, tên bài viết, sản phẩm, dịch vụ sẽ là H2. Sử dụng công cụ Web Developer để check thẻ Heading trên trang.

+ Keyword Density: tránh tối ưu mật độ từ khóa theo trường phái SEO mũ đen sẽ dễ bị phạt. Mật độ từ khóa nên nhỏ hơn 5%.

+ Internal link: cần tối ưu link nội bộ có sự liên quan, chú ý đến ngữ cảnh sử dụng và cần thu hút người dùng click vào link đó.

+ External link: theo Love Top One, external link trên 1 trang tối đa là 30 link.

+ Body, Strong: nên bôi đậm, in nghiêng từ khóa

+ Length: độ dài nội dung bài viết ít nhất là 1000 từ.

+ Meta description: dưới 155 ký tự

+ Từ khóa: nên xuất hiện trong 150 từ đầu tiên, mật độ từ khóa nhỏ hơn 5%

+ Image: bài viết nên có ít nhất 1 ảnh, có thuộc tính alt, chú thích ảnh, link ảnh.

+ Link nofollow: khi liên kết ra ngoài trang web thì sử dụng link noffollow.

Bước 10: Testing A/B

Sau khi viết bài và tối ưu cho trang web xong, có lẽ hầu hết những người mới bắt đầu đều nghĩ ngay đến việc làm backlink và tăng traffic cho website.

Nhưng bạn đã bỏ qua việc liệu website đã được tối ưu tốt chưa, người dùng vào web có chuyển đổi không, trải nghiệm người dùng trên web thế nào,…?

Để trả lời những câu hỏi trên, bạn cần Testing A/B các vấn đề sau:

+ Giao diện ⇒ tối ưu UX, UI chưa?

+ Nội dung ⇒ có thu hút người dùng không

+ Link nội bộ ⇒ Tỷ lệ người dùng click vào link đó là bao nhiêu, có kích thích sự tò mò của người dùng không?

+ Từ khóa ⇒ từ khóa nào có chuyển đổi cao?

Các công cụ theo dõi người dùng trên trang đã được đề cập ở trên như Hotjar, Heap Analytics, Crazy Egg sẽ cho bạn biết người dùng có click vào link hay không, người dùng ở lại trên trang đọc những nội dung gì, các hành vi và Actions mà người dùng đã thực hiện trên website, chuỗi hành trình của khách hàng trên website… Từ đó bạn thay đổi ngữ cảnh đặt link, nội dung cho phù hợp và tiếp tục test.

Để tìm ra từ khóa có sự chuyển đổi, bạn có thể chạy Adwords để đo lường và testing nội dung và từ khóa đó. Từ đó có thể tìm ra đối tượng mục tiêu và nội dung nào giữ được chân khách hàng ở lại trên trang. Nếu người dùng không có tương tác trên trang thì cần tối ưu lại và tiếp tục testing.

Bước 11: Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Sau khi đã tìm ra được nội dung, giao diện, từ khóa mang lại chuyển đổi, công việc của bạn là tối ưu lại theo nội dung đã test. Ngoài ra khi tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi bạn cần lưu ý 2 việc chính:

+ Tối ưu hóa tỷ lệ khách hàng

+ Tối ưu hóa chi phí đầu tư

Hướng dẫn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi mà bạn phải biết:

Tối ưu hóa Landing Page : giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi 300%

Tối ưu hóa traffic: để có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn

Bước 12: Làm link + view + nội dung

Link + view + nội dung nên được thực hiện song song với nhau, bởi nếu chỉ làm link và nội dung nhưng lại quá ít view thì không đảm bảo được độ trust cho website. Hoặc chỉ viết nội dung mà không có view, không có tín hiệu từ bên ngoài trang web cũng không đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch.

Backlink

Ở bước 6, bạn đã có kế hoạch làm backlink, số lượng bài cần viết, số lượng link cần làm và bây giờ bạn chỉ cần làm theo kế hoạch đó. Công việc ở bước này đó là:

+ Tim kiếm diễn đàn

+ Lọc diễn đàn chất lượng

+ Lọc và chọn bài viết đặt link trên hệ thống vệ tinh (nếu có)

+ Đăng ký diễn đàn

+ Đăng bài viết

+ Làm link chữ ký và chèn link

Lưu ý: Tốc độ tăng trưởng của link. Đồng thời, nếu website mới và chưa có thứ hạng, chưa có độ trust thì viết nội dung trước, sau 3-6 tháng mới bắt đầu làm link.

View

Vừa tăng view cho website bằng cách tăng thứ hạng từ khóa, đồng thời:

+ Chia sẻ mạng xã hội

+ Sử dụng công cụ

Bước 13: Quản trị website

Trong quá trình làm, bạn cần quản trị được các vấn đề cũng như đảm bảo công việc thực hiện theo từng ngày, từng tuần, từng tháng.

Công việc theo ngày

Đối với công việc theo ngày cần có tần suất công việc hàng ngày cụ thể cho nhân sự thực hiện:

+ Viết bao nhiêu bài/ngày

+ Làm bao nhiêu link/ngày

+ Tăng traffic/ngày

Công việc theo tuần

+ Check từ khóa 2 lần/1 tuần

+ Check webmastertool và analytics để có tham số xem tình trạng tăng trưởng của website, kiểm tra xem web có đang gặp vấn đề gì không?

+ Check backlink để xem liệu có bị bắn link bẩn không hay link có bị chết không?

+ Check analytics để xem sự biến động của traffic trên site.

+ Nhân sự có hoàn thành công việc của tuần hay chưa?

Công việc theo tháng

Mỗi tháng cần đúc kết ra được

+ Đã tác động những gì đến website và kết quả như thế nào?

+ Từ đó điều chỉnh những gì cho tháng sau?

+ Kiểm tra sức khỏe website

Bước 14: Đo lường hiệu quả

Hầu hết SEOer đều cho rằng hiệu quả của dự án là khi từ khóa lên TOP hết, tuy nhiên ở góc độ của nhà đầu tư thì hiệu quả được đo lường khi tối ưu được chí phí và có chuyển đổi khi người dùng vào web.

Chính vì vậy trong quá trình làm SEO bạn cần đo lường hiệu quả về:

+ Thứ hạng từ khóa

+ Lượng traffic

+ Tỷ lệ chuyển đổi

Trong quá trình SEO website, chắc hẳn bạn sẽ gặp trường hợp từ khóa bị tụt top. Bạn nên quay lại bước đầu tiên là Audit website và kết hợp các bước khắc phục khi từ khóa tụt top để kéo lại thứ hạng cho website.