Domain (tên miền) là gì? kiến thức cần biết
logo

Domain là gì? Phải thừa nhận rằng một Domain (tên miền) ấn tượng và độc đáo là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn khi xây dựng website cho mình. Tuy nhiên, để lựa chọn được một tên miền ưng ý lại không hề dễ dàng chút nào.

Không sao cả! Ở bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn tên miền thật hoàn hảo và đạt chuẩn. Đảm bảo người dùng sẽ phải nhớ đến thương hiệu của bạn lâu dài.

Nhưng trước tiên ta cùng bắt đầu tìm hiểu khái niệm domain, hay tên miền là gì…

Tên miền là gì?
Domain (tên miền) là tên của một website hoạt động trên mạng Internet. Về cơ bản, tên miền là địa chỉ vật lý cho trang web của bạn. Để các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường người dùng đến với website.

Nó đóng vai trò như là địa chỉ nhà hay mã zip code để định vị. Trình duyệt web cần có một tên miền để hướng bạn đến một trang web.

Những gì bạn cần biết về một domain name

  • Một domain name tương đương với một địa chỉ website của bạn.
  • Domain name bao gồm 2 phần:
    • Tên trang web. VD: saomocmedia
    • Phần mở rộng. VD: .com (viết tắt của commercial – thương mại, là loại tên miền phổ biến nhất) hoặc .net (viết tắt của network – mạng lưới, thường dùng phổ biến cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet)
  • Việc đăng ký tên miền được cấp phép và giám sát bởi tổ chức ICANN – quản lý tất cả các domain name quốc tế trên thế giới.
  • Domain name hoạt động bằng cách chuyển tiếp khách hàng truy cập đến máy chủ (Web Server) thích hợp.
  • tenmien.com được cho là cú pháp phổ biến nhất. Có đến 46,5% web sử dụng domain name này.
  • ccTLD – Country Code Top-level domain. Các tên miền quốc gia sử dụng các mã quốc gia và chỉ định các khu vực địa lý. Ví dụ:
    • .cn là tên miền quốc gia cho các website thuộc Trung Quốc
    • .es là tên miền quốc gia của Tây Ban Nha
    • .vn là tên miền quốc gia của Việt Nam
  • gTLD – Generic Top-level Domain (domain name cấp cao nhất có phần mở rộng lên đến hơn 700 loại) có xu hướng thiết kế dành riêng cho các đối tượng cụ thể (ví dụ: .org cho các tổ chức).
  • Mỗi domain name có một quy trình đăng ký khác nhau. Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các domain name có sẵn.
  • Tên miền có thể được chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác.
  • Máy chủ (Web Server của nhà cung cấp dịch vụ hosting) là nơi toàn bộ nội dung, dữ liệu của website bạn được lưu trữ

Các phần của một tên miền

Bạn vừa tìm hiểu xong khái niệm đầy đủ của domain name, vậy domain name được cấu tạo từ những thành phần nào? Cùng đọc tiếp nhé!

Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên thường được phân cách nhau bởi dấu chấm (.). Tối thiểu gồm có 2 phần:

  • Tên miền cấp cao nhất (TLD – Top Level Domain)
  • Tên miền cấp 2 (SLD – Second Level Domain)

Ở bên trái dấu chấm hay còn gọi là tên miền cấp 2. Nó có thể là tên chủ thể (tên của bạn), tên doanh nghiệp, blog hoặc tên cửa hàng. Đó được xem là danh tính cho trang web của bạn.

Trong trường hợp website của Sao Mộc, domain name cấp 2 là “saomocmedia”.

Vậy bạn nghĩ đuôi tên miền .com là gì?

Ở bên phải dấu chấm là domain name cấp cao nhất (hay còn gọi là TLD). Với trang web của tôi thì TLD là “.com”. Tuy nhiên bạn cũng có thể thấy các TLD khác như .net, .edu (thường dùng cho website của các tổ chức giáo dục, đào tạo) hoặc .org (viết tắt của organizaton – thường dùng cho website của các tổ chức phi lợi nhuận) hoặc số nhận dạng các tên miền quốc gia như .uk hoặc .de.

Mặc dù domain name cấp cao nhất rất cần thiết để 1 tên miền hoạt động. Nhưng thường nó không “thú vị” như domain name cấp hai. Và đôi khi nó được gọi là các loại domain name “cha mẹ”.

Một số lí do khiến bạn phải đăng ký tên miền
Có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn giành lấy cho mình 1 tên miền ngay bây giờ. Nó có thể là tên cá nhân, tên công ty hoặc những thứ khác như tên sách, tên ban nhạc, hoặc sở thích của bạn.

Việc bạn đăng ký tên miền sẽ giúp bạn đánh dấu bản quyền chủ thể của tên đó và không ai có thể sử dụng domain name này trong tương lai.

Ngoài ra nếu bạn muốn có một địa chỉ email nghe bóng bẩy kiểu như admin@saomocmedia.com thì bạn cần phải đặt tên miền trước. Sau đó đính kèm nó vào email hosting.

Đây là một bước đi thông minh, đặc biệt nếu bạn đang điều hành một trang web kinh doanh. Bằng cách đó, khách hàng của bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ info@mybusiness giống như họ nhớ chính domain name của bạn.

Sự khác biệt giữa một hosting và tên miền là gì?
Bạn nghĩ domain là gì? hosting là gì? Hosting và domain là gì?
Để có một trang web bạn cần cả domain và hosting. Tên miền của bạn cung cấp cho mọi người cách tìm trang web của bạn. Trong khi đó hosting là không gian trên máy chủ (máy tính từ xa) nơi chứa tất cả nội dung trang web của bạn.

Hãy nghĩ các tên miền giống như là địa chỉ nhà của trang web và web hosting giống như ngôi nhà của trang web. Bạn có thể có địa chỉ trước khi xây nhà. Nhưng để khoe tất cả hình ảnh trên trang web của bạn, bạn sẽ cần một nơi để đặt chúng. Hosting domain thật sự quan trọng với website của bạn.

Hướng dẫn lựa chọn tên miền hoàn hảo
Việc chọn một domain cho trang web của bạn là một trong những quyết định quan trọng trong toàn bộ quá trình tạo lập website (bên cạnh việc chọn một hosting tốt cho website).

Nó thậm chí còn quan trọng hơn nếu bạn có kế hoạch thực hiện kế hoạch quảng cáo offline. Nếu bạn không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu và xây dựng người đọc, bạn hoàn toàn có thể chọn bất kì domain name nào.
Nhưng để mọi người nhớ đến domain name của bạn và gõ nó lên thanh địa chỉ của trình duyệt của họ. Bạn nên suy nghĩ kĩ việc chọn lựa một tên miền hay ấn tượng và dễ nhớ nhất. Hơn nữa, một tên miền dễ nhớ còn giúp cho chiến lược quảng cáo offline của bạn hiệu quả hơn rất nhiều.

Trong thế giới mạng internet, tên miền của bạn sẽ là công cụ xây dựng thương hiệu quan trọng nhất. Có thể công ty của bạn dành rất nhiều tiền cho việc việc nghiên cứu về thương hiệu. Tuy nhiên thật thiếu sót nếu không nghiên cứu và chọn ra một domain name phù hợp.

Hãy nhớ rằng người dùng phải có khả năng nhớ tên miền website của bạn. Vì thế, hãy chọn những tên miền không quá khó đọc và không thể đọc nhiều hơn một cách. Một domain name tốt là khi bạn có thể đọc chúng cho bạn bè và họ có thể gõ nó vào trình duyệt mà không cần đến sự giúp đỡ của bạn.

Một số ví dụ điển hình là google.com, yahoo.com, cnn.com, facebook.com, … Mặc dù chúng không phải là những từ thông dụng như chúng vẫn có thể khiến người dùng đọc và ghi nhớ dễ dàng.

Bài viết liên quan